Có nên lắp điện năng lượng mặt trời cho gia đình?

Có nên lắp điện năng lượng mặt trời cho gia đình?

 Điện năng lượng mặt trời ngày càng được nhiều người quan tâm bởi những cơ chế, chính sách ưu đãi của nhà nước trong năm 2023 vừa qua. Tuy nhiên, do chi phí ban đầu còn khá cao và những lo ngại về hiệu quả thực tế hệ thống mang lại mà nhiều người vẫn còn băn khoăn về việc có nên lắp điện năng lượng mặt trời cho gia đình hay không. Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn đọc cùng theo dõi trong bài viết sau.

Có nên lắp điện năng lượng mặt trời cho gia đình không?

Câu trả lời là CÓ. Vì hệ thống điện mặt trời ngày nay có mức giá rất tốt, công nghệ sản xuất ngày càng tiên tiến giúp hiệu suất và tuổi thọ tấm pin càng được nâng cao. Cùng với đó là rất nhiều lợi ích to lớn mà hệ thống điện mặt trời mang lại. Điều này cho thấy việc lắp đặt điện năng lượng mặt trời cho gia đình là hoàn toàn có lợi và chủ nhà nên sớm đầu tư.

Chi phí lắp điện mặt trời ngày càng rẻ
 

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và những ứng dụng trong sản xuất điện mặt trời đã giúp cho chi phí sản xuất các trang thiết bị điện mặt trời rẻ đi đáng kể. Chính vì vậy mà chi phí tổng thể để lắp đặt hệ thống điện mặt trời cũng sẽ rẻ hơn. Điều này giúp nhiều người có thể tiếp cận và sử dụng hệ thống điện mặt trời cho ngôi nhà của mình.

Hiệu suất và tuổi thọ tấm pin ngày càng cải thiện

Việc phát triển các tấm pin mặt trời đã trải qua hàng thập kỷ, do đó công nghệ sản xuất các tấm pin ngày càng hiện đại hơn. Điều này mang đến hiệu suất và tuổi thọ cao hơn cho các tấm pin mặt trời. Chẳng hạn như tấm pin SU-02 có hiệu suất 21.45% và tuổi thọ 25-30 năm, trong khi đó tấm pin thế hệ mới SU-03 có hiệu suất đạt 22.5% và tuổi thọ tăng ~ 20%. Với hiệu suất và tuổi thọ gia tăng, số lượng tấm pin cần dùng sẽ ít đi, sản lượng điện tạo ra lớn hơn, giúp chủ đầu tư nhanh hoàn vốn và gia tăng lợi nhuận.

Tiết kiệm tiền điện hàng tháng

Sử dụng điện năng lượng mặt trời thay thế cho điện lưới là một hình thức tiết kiệm tiền điện hàng tháng hiệu quả cho các hộ gia đình, đặc biệt là những gia đình có mức tiêu thụ điện năng lớn. Bởi giá điện tăng theo bậc và giá điện vào giờ cao điểm cũng cao hơn giờ thấp điểm nên việc lắp đặt điện mặt trời càng phát huy tính tiết kiệm. Do đó, nếu lắp đặt hệ thống càng lớn thì sản lượng điện mặt trời tạo ra càng nhiều, điện lưới sử dụng sẽ ít đi và chi phí tiền điện bạn phải trả cho EVN cũng giảm đáng kể.

Chủ động về nguồn điện, không lo bị cắt điện lưới

Đối với hệ thống điện mặt trời có lưu trữ hoặc hệ thống độc lập thì người dùng sẽ không phải lo về việc cắt điện lưới. Do hai hệ thống này được tích hợp pin/ắc quy lưu trữ, nên khi mất điện điện lưu trữ trong pin/ắc quy sẽ được đem ra và sử dụng, giúp cung cấp nguồn điện ổn định, không làm gián đoạn quá trình hoạt động của các thiết bị điện.

Chỉ tốn chi phí ban đầu, không tốn chi phí vận hành

Hệ thống điện mặt trời tuy có chi phí đầu tư ban đầu không rẻ, nhưng hệ thống có ưu điểm là tuổi thọ lâu dài, tự động vận hành mà không tốn thêm bất kỳ khoản chi phí nào nữa. Đối với một hệ thống điện mặt trời, các tấm pin có tuổi thọ lên đến 20-30 năm, bằng với tuổi thọ của hệ thống nên hầu như không phải thay thế trong suốt vòng đời của hệ thống. Còn đối với biến tần và bộ lưu điện, tuổi thọ thường từ 5 năm đến hơn 10 năm tùy vào từng loại thiết bị.

Hệ thống hoạt động ổn định, ít phải sửa chữa

Hệ thống là một công nghệ lớn, đã được nhiều quốc gia phát triển trong thời gian dài nên được thiết kế tối ưu, ít khi xảy ra trục trặc. Bên cạnh đó, hệ thống điện mặt trời hoạt động hoàn toàn yên tĩnh, không sử dụng động cơ nên không gây hao mòn và ít phải thay thế. Điều này khác hoàn toàn với các loại máy phát điện chạy bằng xăng dầu trên thị trường không chỉ gây tiếng ồn mà còn phải thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng sau một thời gian không sử dụng.

Nhà nước ngày càng có nhiều chính sách ưu đãi

Tình trạng thiếu điện xảy ra trong những năm gần đây đã thúc đẩy nhà nước đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích các hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời, chẳng hạn như:

- Hệ thống điện mặt trời áp mái có kết nối với điện lưới quốc gia Không phải thực hiện thỏa thuận đấu nối.

- Cá nhân, tổ chức đầu tư vào điện mặt trời áp mái được hưởng những chính sách ưu đãi thuế, phí, lệ phí theo quy định pháp luật…

Góp phần bảo vệ môi trường

Hệ thống điện năng lượng mặt trời trực tiếp hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển đổi thành điện năng, không phát thải bất kỳ lượng khí CO2 nào nên không gây ô nhiễm môi trường. Giúp bảo vệ môi trường sống cho thế hệ hiện tại và tương lai.

Chi phí lắp điện mặt trời gia đình bao nhiêu?

Chi phí lắp điện mặt trời cho gia đình phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: công suất lắp đặt, các thiết bị sử dụng trong hệ thống điện mặt trời và chi phí thi công. Do đó, tùy vào nhu cầu sử dụng điện và các trang thiết bị bạn lựa chọn mà chi phí lắp đặt điện mặt trời sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, giá thành cho một hệ thống điện mặt trời hiện nay sẽ dao động khoảng 11 đến 15 triệu cho 1Kwp đối với hệ thống hòa lưới thông thường.

Còn đối với hệ thống hòa lưới có lưu trữ, chi phí lắp đặt sẽ cao hơn do tích hợp các bộ lưu điện để sử dụng vào ban đêm hoặc khi mất điện. Chi phí lắp đặt cho mỗi Kwp đối với hệ thống này là khoảng 20 đến 25 triệu đồng. Vì vậy, nếu hệ thống có công suất 3Kwp thì chi phí lắp đặt sẽ là 80-90 triệu, còn hệ thống có công suất 5 - 10Kwp thì chi phí sẽ dao động từ 100 đến 250 triệu đồng.

Tuy nhiên, do chi phí lắp đặt phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên để biết chính xác mức kinh phí đầu tư, bạn nên tìm đến các công ty điện mặt trời để được tư vấn và báo giá chi tiết nhất.

Hộ gia đình nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời bao nhiêu Kwp?

Việc lựa chọn công suất điện mặt trời cần lắp sẽ phụ thuộc vào mức tiêu thụ điện năng hàng tháng của hộ gia đình. Từ số điện hàng tháng, bạn có thể tính số điện tiêu thụ mỗi ngày và chọn được công suất điện mặt trời phù hợp.

Ví dụ, một hộ gia đình có mức tiêu thụ điện 1 tháng là 400 số thì một ngày sẽ tiêu thụ khoảng 13 số điện. Khi đó, bạn sẽ cần lắp hệ thống điện mặt trời có công suất 3Kwp. Vì cứ mỗi 1Kwp điện mặt trời sẽ sản xuất được 4 đến 5 số điện 1 ngày. Khi đó, hệ thống 3Kwp có thể tạo ra từ 12 đến 15 số điện 1 ngày, đủ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của hộ gia đình này.

Đối với các hộ gia đình, hóa đơn tiền điện thường dao động khoảng trên dưới 2 triệu/tháng.

- Nếu hóa đơn tiền điện < 2 triệu/tháng thì bạn nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời có công suất khoảng 5Kwp.

- Nếu hóa đơn tiền điện > 2 triệu/tháng thì bạn nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời công suất cao hơn, từ 5 - 10Kwp.

Top